Sân thường là nơi phải chịu nhiều tác động thời tiết như nắng nóng, mưa bão, nồm ẩm,… Nên rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột, ẩm mốc. Điều này khiến sân thượng nói riêng và cả ngôi nhà nói chung bị xuống cấp nhanh chóng, dễ bị hư hại. Sử dụng dịch vụ chống thấm sân thượng tại An Cư Gia chính là câu trả lời cho mọi công trình luôn khô ráo, thoáng mát và không bị mùi hôi ẩm. Tham khảo ngay dịch vụ chống thấm giá rẻ qua bài viết sau.
BẢNG GIÁ CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG TẠI AN CƯ GIA
Quy trình chống thấm sân thượng tiêu chuẩn
Thông thường công tác triển khai chống thấm cho sân thượng trải qua 5 bước:
- Bước 1: Ghi nhận tình trạng thấm dột của công trình; sau đó tư vấn các phương án chống thấm và vật liệu phù hợp cho gia chủ
- Bước 2: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt chống thấm. Loại bỏ các bụi bẩn, đất cát, rong rêu để tạo bề mặt nhẵn phẳng lý tưởng trước khi thi công.
- Bước 3: Thi công chống thấm sân thượng bằng phương pháp và vật liệu đã thỏa thuận trước đó.
- Bước 4: Kiểm tra kết quả bằng cách thử nước để đánh giá hiệu quả chống thấm và tiến hành các sai sót (nếu có).
- Bước 5: Dọn dẹp, bàn giao công trình.

Nguyên nhân gây thấm dột sân thượng
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột sân thượng, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

- Sân thượng là vị trí đặc thù, thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa hay nước từ hệ thống ống dẫn. Ban đầu, nguồn nước ứ đọng chưa thể gây những tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên lâu ngày đây lại là nguyên nhân chính gây bong tróc mặt sân, tạo điều kiện cho nước dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt bê tông hay xi măng, gây ra thấm dột.
- Sân thượng thi công đã lâu, bị xuống cấp, nứt nẻ hay co ngót do thời tiết, khiến nước mưa thấm dột qua các khe nứt.
- Do chủ nhà chưa ưu tiên thi công chống thấm cho sân thượng; hoặc sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, cũng như quá trình thi công không đảm bảo kỹ thuật, nhanh hư hỏng.

- Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật, không đạt độ dốc chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật. Hoặc thiết kế không có máng hứng thoát nước, hoặc kích thước máng quá nhỏ khiến dễ bị tắc, nước ứ đọng lâu ngày và thấm dột xuống sàn.
- Một số gia đình tận dụng không gian sân thượng để trồng rau, cây thủy canh nhưng không tính bố trí hệ thống thoát nước đúng chuẩn khiến nước thẩm thấu qua bề mặt sân.
- Các tác động lực từ bên ngoài làm sàn thượng bị thủng…
Sân thượng mới xây thường sẽ không bị thấm dột. Đây là lý do nhiều gia chủ muốn tiết kiệm chi phí thường chủ quan, không thi công chống thấm, phòng bệnh ngay từ đầu. Chỉ khi tình trạng thấm dột diễn ra nghiêm trọng, bệnh đã nặng mới sử dụng dịch vụ chống thấm sân thượng, nên quá trình chống thấm sẽ khó hơn và tốn kém hơn.
Hậu quả việc sân thượng bị thấm nước
- Khi sân thượng, sàn mái bị thấm dột sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tường và trần nhà. Gây ra những vệt loang lổ, nứt, bong rộp rất mất thẩm mỹ.
- Hiện tượng thấm dột làm giảm tuổi thọ công trình và tốn nhiều chi phí tu sửa, chống thấm.
- Nước thấm xuống tường nếu ở khu vực có ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng và các thành viên trong gia đình.
- Trần và tường nhà bị thấm nước tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến đường hô hấp và sức khỏe của mọi người trong nhà.

Lợi ích sử dụng dịch vụ chống thấm sân thượng – sàn mái
Từ các tác hại trên, chúng ta dễ dàng biết được chống thấm sân thượng mang lại những lợi ích nào. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo thẩm mỹ cho công trình: Thi công chống thấm sẽ tạo nên một lớp áo giáp bảo vệ cho ngôi nhà của bạn luôn đẹp, không bị ẩm mốc, loang lỗ theo thời gian.
- Tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình: Lớp chống thấm có tác dụng ngăn chặn nước mưa thấm dột gây bong tróc, hư hỏng kết cấu nhà cửa từ đó làm gia tăng độ kiên cố và tuổi thọ cho công trình.

- Tiết kiệm chi phí tu sửa: Việc đầu tư vào dịch vụ chống thấm sân thượng ngay từ đầu sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí so với tu bổ và sửa chữa khi công trình bị thấm dột.
- Đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình: An toàn trong chính ngôi nhà của bạn chính là ưu tiên trên hết, không còn mùi ẩm mốc gây khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp cũng như các nguy cơ về chập điện.
Các phương pháp và vật liệu chống thấm sân thượng tiêu biểu
1. Chống thấm sân thượng bằng Xi măng

Cách chống thấm sân thượng bằng xi măng có thể nói là đơn giản, nguyên vật liệu rẻ và tiết kiệm, thi công dễ dàng và nhanh chóng nhất. Bạn có thể hoàn toàn tự làm tại nhà mà không cần đến thợ thi công chống thấm.
Chuẩn bị
- Vật liệu chống thấm sân thượng chủ yếu là xi măng trắng hoặc đen.
- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc như cây lăn, chổi quét, bay…
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng.
Thi công chống thấm sân thượng bằng Xi măng
- Pha xi măng với nước. Tỉ lệ nước và xi măng phải được cân bằng đảm bảo độ liên kết và dễ làm. Cần trộn đều tay để hỗn hợp sánh mịn và nên chia nhỏ thành các phần.
- Sử dụng con lăn quét đều tay, từ nhỏ đến lớn. Có thể chia làm 2 lớp để quét. Quét lớp đầu và để 10 phút cho khô tự nhiên sau đó quét tiếp.
- Để bề mặt tránh để khô quá nhanh do môi trường bạn có thể dùng bao, túi, lưới,.. để che chắn bề mặt.
2. Chống thấm sân thượng bằng SIKA

Sika latex, Sikaproof Membrane là 2 lựa chọn hoàn hảo cho chống thấm sàn sân thường bằng bê tông.
Chuẩn bị
- Chuẩn bị vật liệu chống thấm sân thượng: phụ gia chống thấm, gạch lát
- Chuẩn bị dụng cụ như cây lăn, chổi quét, bay, máy khoan, đục tay,….
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám.
Thi công chống thấm sân thượng bằng Sika Latex
- Tiến hành làm ẩm bề mặt bê tông rồi phun lớp lót Sikaproof membrane lên trên bề mặt. Tỉ lệ pha hỗn hợp: 25 : 45% nước sạch.
- Đợi 2 – 3h để lớp lót Sikaproof membrane khô rồi quét lớp hóa chất dày không pha trực tiếp lên trên.
- Đợi lớp đầu tiên khô hẳn mới quét tiếp lớp 2, lớp 3.
- Quét vữa chống thấm sika latex lên trên bề mặt lớp sikaproof membrane.
- Xoa nền hoàn thiện và phun phụ gia bảo vệ, sau đó ngâm thử nước.
- Để công trình được bền lâu hơn thì có thể lát gạch chống thấm sân thượng sau khi hoàn thiện.
3. Chống thấm sân thượng bằng hóa chất

Việc sử dụng hóa chất chống thấm để chống thấm sân thượng cũ được các nhà thầu sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt là vị trí cổ ống thoát, là nơi dễ gây ra hiện tượng loang lổ và ẩm mốc nhất. Làm ảnh hưởng đến mặt sàn sân thượng, thậm chí ảnh hưởng đến bề mặt tầng bên dưới.
Sản phẩm được đánh giá cao trong quá trình thi công dự án đó là Neomax Grout C60. Đây là một loại vữa trộn sẵn gốc xi măng có khả năng tự chảy, có độ đàn hồi cao, chịu tác động của môi trường đến bề mặt sàn.
4. Chống thấm sân thượng bằng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107

Chất phụ gia là một trong những vật liệu phổ biến nhất được áp dụng. Mục đích ngăn ngừa thấm nước cho sân thượng và dễ dàng thi công và không mất nhiều thời gian. Đồng thời, chất phụ gia giúp giảm bớt sự thấm dột và loang lỗ sâu vào mao mạch bên trong sàn. Từ đó ngăn chặn các vết răn nứt trên sàn. Tiêu biểu là Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107.
Chuẩn bị
- Yêu cầu vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ vữa thừa, tạp chất trên bề mặt.
- Water Seal DPC và vữa chống thấm Sika Topseal 107.
Thi công chống thấm sân thượng bằng 2 chất phụ gia
- Bước 1: Dùng vữa mỏng lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Rồi sử dụng vữa rót tự chảy Sika GROUT để lấp đầy. Pha trộn và tiến hành quét lên bề mặt sàn bê tông 2 lớp, cách nhau 2 giờ.
- Bước 2: Đợi 3-4 tiếng lớp vữa chống thấm khô. Tiến hành phun dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal. Nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 3-4 phút. Phần chân tường nên phun cao lên khoảng 15-20 cm.
- Bước 3: Để khô bề mặt và tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ là có thể tiến hành nghiệm thu.
5. Sơn chống thấm sân thượng

Có thể nói đây là phương pháp được nhiều hộ gia đình, các nhà thầu công trình sử dụng. Sơn chống thấm có khả năng bảo vệ mặt sàn khỏi sự thẩm thấu nước vào sâu bề mặt sàn. Ngăn chặn vết nứt hiệu quả.
Vậy sử dụng sơn chống thấm sân thượng cũ loại nào phù hợp nhất? Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn loại sơn của thương hiệu nổi tiếng như:
- Sơn Epoxy chống thấm là vật liệu chống thấm được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Sản phẩm không chỉ có độ bền, độ kết dính cao, tính thẩm mỹ tối ưu mà còn phục hồi, che khuyết điểm nứt nẻ của bề mặt sàn, nhất là trong chống thấm sân thượng.
- Sơn chống thấm Kova được ứng dụng trong nhiều công trình bởi đây là loại sơn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, có khả năng khắc phục các vết nứt bê tông và tường bên ngoài.
- Sơn Jotun là hãng sơn đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Hệ thống Quản lý Tích hợp ISO:2008,ISO 14001:2004 & OHSAS 18001: 2007 do Moody International đánh giá và cấp chứng nhận.
- Sơn Dulux chống thấm là sản phẩm sơn tuyệt đối đảm bảo chất lượng và giá thành.
- Ngoài ra có thể dùng sơn sikalastic 110, sơn lót Neomax Primer A10, Sơn chống thấm sân thượng Neomax 820, Kansai Paint, Toa…
6. Chống thấm sân thượng bằng màng khò

Chuẩn bị
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt.
- Chuẩn bị : màng khò nóng hoặc miếng dán chống thấm nguội.
Thi công chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm khò nóng
- Dùng lu lăn sơn thi công lớp sơn lót gốc Bitum với định mức 6-8m2/lít. Chỉ nên thực hiện quét lớp sơn lót trong ngày. Tiến hành thi công lớp chống thấm sân thượng ngay khi lớp lót khô mặt.
- Sử dụng máy khò bằng gas : đốt nóng bề mặt thi công, khò mặt dưới màng chống thấm. Sau đó dán thật nhanh phần màng đã được khò nóng xuống bề mặt sàn.
- Ở khu vực đã khò nên dùng con lăn cao su để ép chặt. Tiến hành lăn từ giữa ra hướng 2 mép của màng chống thấm để tạo một bề mặt phẳng và tránh được hiện tượng bọt khí trên bề mặt. Nếu có xuất hiện bong bóng thì dùng vật nhọn đâm thủng. Yên tâm, lỗ thủng này sẽ tự động hàn kín trong quá trình hoàn thiện. Phải đảm bảo chiều rộng của dải gia cố phải đủ để chồng mép ít nhất 10cm vào hai bên khe.
- Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện, giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.
- Tiến hàng phủ 1 lớp vữa vữa bảo vệ xi măng – cát M76 dày từ 2-3cm rồi để khô. Và tiến hành bảo dưỡng bề mặt ít nhất 7 ngày.
7. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Rất nhiều người tận dụng trồng rau sạch trên sân thượng. Và trong quá trình nuôi trồng chắc chắn sẽ kèm theo tưới tắm liên tục. Nên sân thượng thường xuyên chứa nước. Khi đó, quá trình xử lý chống thấm dột cần có biện pháp khắt khe hơn như chống thấm sân thượng và trần nhà bằng nhựa đường.
Nhựa đường là vật liệu chống thấm được đun nóng chảy. Nhựa đường tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng sử dụng.
Chuẩn bị
- Chuẩn bị vật liệu chống thấm sân thượng: nhựa đường, phụ gia chống thấm, gạch lát
- Chuẩn bị dụng cụ như cây lăn, chổi quét, bay, máy khoan, đục tay,….
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng.
Thi công chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
- Quét phụ gia chống thấm trên bề mặt sàn sân thượng.
- Quét đều nhựa đường nóng chảy lên trên bề mặt sân thượng đã được quét lớp lót.
- Ngâm nước khoảng 24h đồng hồ để kiểm tra.
- Tiến hành lát gạch chống thấm sân thượng nếu cần
- Bàn giao công trình
8. Chống thấm sân thượng bằng miếng dán/ bạt chống thấm

Ngày nay bạt chống thấm trở nên thông dụng và được ưa chuộng hơn. Cách này áp dụng cho chống thấm cho sân thượng đã lát gạch. Nhưng lâu dần cách mạch vữa giữa các viên gạch bị nước thấm hoặc do gia chủ sử dụng gách lát không đạt chuẩn.
Bạn hoàn toàn có thể tự chống thấm sân thượng tại nhà bằng cách này. Đơn giản, tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao.
9. Chống thấm sân thượng bằng gạch lát

Chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc để thi công như cây lăn, chổi quét, bay, máy khoan, cắt, đục tay,….
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt.
- Chuẩn bị gạch lát, xi măng, cát, phụ gia chống thấm…
Gạch lát sân thượng chống thấm là giải pháp khá hữu hiệu. Điểm quan trọng chính là lớp men phủ ngoài của gạch giúp chống thấm nước sẽ giúp ngăn nước mưa. Lát gạch sân thượng không chỉ chống thấm tốt mà còn chống nóng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc khi chọn loại gạch phù hợp
- Nên chọn gạch ít phai màu, ít bong tróc và tuổi thọ cao. Đây chính là lý do vì sao bạn nên chọn thương hiệu uy tín, cũng như chất lượng tốt.
- Nên chọn những loại gạch có bề mặt men khô hoặc nhám, sần. Giúp chống trơn, bởi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt thường xuyên.
10. Chống thấm sân thượng bằng tấm lợp Polycarbonate

Tấm lợp Polycarbonate – tấm lợp thông minh, tấm lợp lấy sáng, được làm từ nhựa Poly tổng hợp. Chúng có khả năng chống chịu va đập tốt, cách nhiệt, chống thấm nước tốt. Việc lợp mái che cho sân thượng bằng tấm nhựa Poly giúp cho bề mặt sân thượng không phải tiếp xúc trực tiếp với tác động của mưa, nắng…
Với đặc điểm trong suốt và khả năng truyền sáng tốt. Nên bạn có thể tận dụng sân thượng của mình để làm vườn, phơi phóng đồ, …
Hơn nữa việc thi công mái lợp Poly rất dễ dàng, độ bền cao lên đến 20 năm. Đây hoàn toàn à một lựa chọn ưu trội so với lát gạch chống thấm sân thượng.
Chống thấm sân thượng tùy vào hiện trạng công trình
1. Chống thấm sân thượng mới

Nguyên tắc của việc chống thấm dột là ngăn nguồn nước thẩm thấu, hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Chính vì vậy, việc chống thấm sàn mái – sân thượng cần phải làm ngay khi mới xây dựng. Mục đích vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa lại mang đến hiệu quả lâu dài.
Khi xây dựng và hoàn thiện xong ngôi nhà, nếu chống thấm ngay thì cơ hội nhà bạn bị thấm dột sẽ ít hơn. Vì thế sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết đến ngôi nhà của bạn.
Việc thi công chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp gia chủ chủ động được thời gian, nhân lực, chi phí.
2. Chống thấm sân thượng đã lát gạch
Với những công trình cũ kỹ thì việc xuất hiện rêu mốc là khó tránh khỏi. Vì vậy mà công tác chống thấm sân thượng cũ trở nên cần thiết và quan trọng hơn.
Tùy vào tình trạng thấm dột thực tế của gia chủ mà đơn vị thi công chống thấm cho sân thượng sẽ tư vấn và báo giá cụ thể. Một số biện pháp hữu hiệu và tiên tiến nhất như sau:
- Phủ xi măng tinh cho sàn sân thượng bê tông ảnh hưởng nhẹ
- Tại những khe nứt nhỏ thì tiến hành bơm keo silicone, bơm nhựa đường…
- Chống thấm bằng màng phủ tấm bitum…
Bài viết tham khảo: